Friday, February 27, 2015

HOW CHINA EXPLOITS A LOOPHOLE IN INTERNATIONAL LAW IN PURSUIT OF HEGEMONY IN EAST ASIA Cách Trung Quốc khai thác kẽ hở trong luật quốc tế để hùng bá ở Đông Á



HOW CHINA EXPLOITS A LOOPHOLE IN INTERNATIONAL LAW IN PURSUIT OF HEGEMONY IN EAST ASIA

Cách Trung Quốc khai thác kẽ hở trong luật quốc tế để hùng bá ở Đông Á

By James Kraska

James Kraska, FPRI (1/2015)

James Kraska is a Senior Fellow in FPRI’s Program on National Security. He serves as Professor of Oceans Law and Policy in the Stockton Center for the Study of International Law at the U.S. Naval War College; a Distinguished Fellow at the Law of the Sea Institute, University of California Berkeley School of Law; Senior Fellow at the Center for Oceans Law and Policy at the University of Virginia School of Law; and a Senior Fellow at the Center for Law and National Security at the University of Virginia School of Law.

James Kraska là một Thành viên Cao cấp trong Chương trình về An ninh Quốc gia của FPRI. Ông là Giáo sư Luật và Chính sách Đại dương tại Trung tâm Nghiên cứu về Luật quốc tế Stockton tại US Naval War College; Nghiên cứu viên ưu tú tại Viện Luật Biển, trường Luật Berkeley Đại học California; Thành viên Cao cấp Trung tâm Luật và Chính sách Đại dương tại trường Luật Đại học Virginia; và Thành viên Cao cấp tại Trung tâm Luật và An ninh Quốc gia tại trường Luật Đại học Virginia.

Who “minds the gap” in the South China Sea? The gap, that is, created in international law concerning the use of coercion or aggressive force and the right of self-defense of victim states. China exploits this gap in the international law on the use of force to compel its neighbors to accept Chinese hegemony in East Asia. By using asymmetric maritime forces – principally fishing vessels and coast guard ships – China is slowly but surely absorbing the South China Sea and East China Sea into its domain. And it does so by exploiting a loophole in international law created by the International Court of Justice (ICJ) that makes it impossible for regional states to respond effectively. This legal dimension of the international politics of the maritime disputes in East Asia is not widely understood, but it is at the core of Chinese strategy in the region.

Ai "quan tâm tới kẽ hở" ở Biển Đông? Kẽ hở, được tạo ra trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực hay cưỡng ép và quyền tự vệ của các quốc gia nạn nhân. Trung Quốc khai thác lỗ hổng này trong luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để buộc các nước láng giềng chấp nhận quyền bá chủ của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng các lực lượng trên biển không đối xứng (chủ yếu là các tàu cá và tàu hải cảnh), Trung Quốc thôn tính Biển Đông và Biển Hoa Đông một cách chậm và chắc. Bằng cách khai thác kẽ hở trong luật pháp quốc tế do Tòa án Quốc tế (ICJ) tạo ra, họ đã tiến hành việc này khiến các quốc gia trong khu vực khó có thể phản ứng một cách hiệu quả. Phương diện pháp lí này của chính trị quốc tế về các tranh chấp biển ở Đông Á không được nhiều người hiểu biết, nhưng đó là cốt lõi của chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.


China’s Strategy
In pursuing its grand design, China must overcome resistance from three groups of antagonists. First, China has to overwhelm Japan and South Korea in the East China Sea and Yellow Sea. The plan: divide and conquer. Make sure Japan and Korea dislike each other more than they dislike China. So long as Japan and South Korea nurse historical grievances, China reaps the gain.

Chiến lược của Trung Quốc
Trong mưu đồ lớn này, Trung Quốc phải vượt qua kháng cự từ ba nhóm đối kháng. Thứ nhất, Trung Quốc phải áp đảo Nhật Bản và Hàn Quốc ở Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Kế hoạch: chia để chinh phục. Phải chắc chắn rằng Nhật Bản và Hàn Quốc ghét nhau nhiều hơn là họ ghét Trung Quốc. Chừng nào mà Nhật và Hàn còn ấp ủ nỗi đau lịch sử thì Trung Quốc còn thủ lợi.
Second, Beijing must “Finlandize” the states surrounding the South China Sea by bringing the semi-enclosed body of water into its orbit. The plan: use a suite of carrots and sticks to bring its much weaker “frenemies” -- Vietnam, the Philippines, Malaysia, Indonesia, and Brunei -- into line. Likewise, the split in ASEAN plays to China’s advantage. This strategy is by itself a powerful approach, and the first 150 years of U.S. domination and division sowed in South America provides an excellent roadmap for a gangly imperialist.

Thứ hai, Bắc Kinh phải “Phần Lan hoá” các quốc gia xung quanh Biển Đông bằng cách đưa vùng biển nửa kín này vào quỹ đạo của nó. Kế hoạch: sử dụng một bộ cà rốt và gậy để đưa các “bạn ngoài mặt” (frenemies) yếu hơn nhiều – như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei – vào vòng thần phục. Tương tự như vậy, sự chia rẽ trong nhà ASEAN làm lợi cho Trung Quốc. Chiến lược này tự thân là một cách tiếp cận mạnh mẽ, và 150 năm đầu Mỹ gieo rắc thống trị và chia rẽ ở Nam Mĩ đã mở ra một con đường tuyệt vời cho một đế quốc đang hình thành tiếp bước.

Finally, Beijing has to position itself to prevent interference by the two major maritime powers from outside the region that could stop it. Only the United States and India are positioned to check China’s ambition. The plan: bring pressure to bear within the region without risking great power naval war. In particular, avoid a clear-cut incident that might trigger the U.S. security agreements with Japan, Korea, or the Philippines.1 In pursuit of these three plans, China applies pressure across the spectrum of low-level coercion, but is careful not to cross the threshold of what is considered an “armed attack” in
international law, and therefore trigger the right of individual and collective self-defense.

Cuối cùng, Bắc Kinh phải thủ thế để ngăn ngừa khả năng can thiệp và ngăn trở của hai cường quốc biển lớn bên ngoài khu vực. Chỉ có Hoa Kì và Ấn Độ là ở trong vị thế cản phá tham vọng của Trung Quốc. Kế hoạch: gây sức ép trong khu vực mà không liều tới mức biến thành chiến tranh trên biển giữa các cường quốc. Đặc biệt, tránh né sự cố dễ kích hoạt các thỏa thuận an ninh của Mĩ với Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Philippines.[1] Trong mưu đồ ba kế hoạch này, Trung Quốc gây sức ép qua hết các thang bậc của cưỡng ép mức thấp, song cẩn thận không đến mức bị xem là “tấn công vũ trang” trong luật pháp quốc tế, và do đó mở đường cho quyền tự vệ của cá nhân và tập thể.

1 The United States has defense agreements with five Asian states: Thailand, the Philippines, Japan, South Korea, and Australia. Some
of these defense agreements and the Taiwan Relations Act were the subject of an FPRI podcast last year, which can be

 [1] Hoa Kì có thoả thuận quốc phòng với 5 nước ASEAN: Thailand, Philippines, Japan, South Korea, và Australia. Một số trong các thoả thuận này và Đạo luật về quan hệ với Đài Loan là chủ đề của một pod cast của FPRI năm ngoái, có thể truy cập ở đây: http://www.fpri.org/multimedia/2014/06/us-security-commitments-asias-changing-strategicenvironment-look-japan-taiwan-korea-and-philippines-audio.

For example, beginning in 1999, China declared a seasonal “fishing ban” throughout the South China Sea, even though it has no legal competence to regulate fishing outside of its own 200 nautical mile excusive economic zone (EEZ). The farthest reaches of the Chinese ban stretch more than 1000 miles from the southern tip of Hainan Island. The fishing ban purports to manage fish stocks in the EEZs of Vietnam, the Philippines, Malaysia, Indonesia, and Brunei. Imagine if the United States began to control fishing vessels and oil platforms in Mexico’s EEZ.

Ví dụ, bắt đầu vào năm 1999, Trung Quốc tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” theo mùa khắp Biển Đông, dù họ không có thẩm quyền pháp lí để quy định việc đánh cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí (EEZ) của mình. Chỗ xa nhất mà lệnh cấm của Trung Quốc vươn tới cách mũi phía nam của đảo Hải Nam hơn 1000 hải lí. Lệnh cấm đánh bắt cá nhằm quản lí nguồn cá trong vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và Brunei. Hãy tưởng tượng điều tương tự nếu như Hoa Kì bắt đầu kiểm soát các tàu đánh cá và các giàn khoan dầu trong EEZ của Mexico.

China also has been relentless in promoting an historic right to the islands and features, and virtually all of the ocean area, of the entire South China Sea. The world is uniformly dismayed at China’s unflappable and indignant claim to “historic waters” in the South China Sea. Maritime claims are based on the rules set forth in the United Nations Convention on the Law of the Sea (LOSC), which China joined in 1996. Beijing’s expansive claims, however, are based on the 9- (now 10-) dashed line that was published by the Republic of China in 1947. Although a fundamental precept of the sources of international law is that the “later in time prevails,” China unabashedly touts the dash-line claim as trumping its legal obligations in the Law of the Sea Convention.2 China has also renewed historic claims in the East China Sea over the Senkaku Islands, and in the Yellow Sea. Maritime claims constitute China’s greatest “unforced error” in its nom de guerre as a “peacefully rising” great power.

Trung Quốc cũng đã không ngơi nghỉ đề cao quyền lịch sử đối với các đảo và các thể địa lí, và hầu như tất cả các vùng biển, của toàn bộ Biển Đông. Thế giới đều mất kiên nhẫn với yêu sách lạnh lùng và ngang ngược của Trung Quốc về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách biển được dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (LOSC) mà Trung Quốc tham gia năm 1996. Tuy nhiên, yêu sách quá mức của Bắc Kinh là dựa trên đường 9 (bây giờ 10) đoạn vốn được Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947. Dù một quy tắc cơ bản của các nguồn của pháp luật quốc tế là cái “mới nhất chiếm ưu thế” Trung Quốc vẫn trắng trợn nêu ra yêu sách đường nhiều đoạn như con át chủ bài để bỏ qua nghĩa vụ pháp lí trong Công ước Luật biển.[2] Trung Quốc cũng đã làm mới yêu sách lịch sử ở Biển Hoa Đông đối với quần đảo Senkaku, và ở Hoàng Hải. Yêu sách biển tạo thành “lỗi tự gây ra” [unforced error] lớn nhất của Trung Quốc trong khi mạo nhận rằng mình là nước lớn “đang trỗi dậy một cách hoà bình”.

2 States that have historic fishing claims may seek access from the coastal state that manages those areas under article 62 of the Law of the Sea Convention.

[2] Những nước có yêu sách đánh cá lịch sử thể tìm kiếm quyền truy cập từ các quốc gia ven biển quản lí những khu vực đó theo Điều 62 của Công ước Luật Biển.

China’s Tactics
Beijing deploys a staggering variety and number of civil law enforcement and civilian commercial vessels and aircraft to press its claims and intimidate other nations. Fishing trawlers and fishery enforcement vessels are the vanguard of this policy, resulting in routine clashes with maritime security patrols in neighboring EEZs.3 Defense News referred to China’s swarms of fishing vessels as “proxy enforcers” that work in concert with the Chinese Coast Guard and People’s Liberation Army Navy (PLAN) to “circle a disputed area of contention or create a barrier to prevent access” by the naval forces of its competitors. China Marine Surveillance ships, for example, have completely closed the entrance to the vast lagoon of Scarborough Shoal, located 125 nm West of the Philippines and inside the Philippine EEZ. Sometimes, these incidents turn deadly. In December 2011, for example, a Chinese fisherman killed a South Korean Coast Guardsman that attempted to impound the Chinese boat for illegal fishing.

Chiến thuật của Trung Quốc
Bắc Kinh triển khai nhiều loại ở số lượng đáng kinh ngạc các tàu và máy bay chấp pháp dân sự và thương mại nhằm áp đặt yêu sách của mình và hù dọa nước khác. Tàu đánh cá và ngư chính là đội tiên phong của chính sách này, dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên với tàu tuần tra an ninh biển trong EEZ của các nước láng giềng.[3] Defense News gọi đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc là những “kẻ thực thi chân gỗ” (proxy enforcer) hoạt động phối hợp với Cảnh sát biển và Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) để “khoanh vùng một khu vực tranh chấp tranh giành hoặc tạo ra một hàng rào phong tỏa” đối với lực lượng hải quân của các đối thủ. Chẳng hạn, tàu Hải giám Trung Quốc đã đóng kín hoàn toàn lối vào đầm phá rộng lớn của bãi ngầm Scarborough, nằm bên trong EEZ của Philippines và cách Tây Philippines 125 hải lí. Đôi khi, những sự cố này biến thành chết người. Ví dụ như trong tháng 12 năm 2011, một ngư dân Trung Quốc giết chết một cảnh sát biển Hàn Quốc khi anh này cố tìm cách bắt giữ tàu Trung Quốc vì đánh cá bất hợp pháp.

3 Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement: Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).

 [3] Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement: Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).

Fishing vessel swarms are “rent-a-mobs” at sea, yet they pose a sensitive dilemma for other countries in the region. If the fishing vessels are challenged by neighboring states’ maritime law enforcement, it appears that the fishermen are subjected to heavy-handed action. This political element also stokes righteous nationalism in China. On the other hand, if coastal states acquiesce in the actions of the fishing vessels, they cede jurisdiction and sovereign rights in their EEZs.

Đoàn tàu đánh cá là “đám được thuê phản đối” (rent-a-mobs) trên biển, tuy nhiên chúng đặt ra một tình thế lưỡng nan nhạy cảm đối với các nước trong khu vực. Nếu tàu đánh cá bị lực lượng thực thi pháp luật biển của các nước láng giềng hạch hỏi đuổi đi thì có vẻ như ngư dân Trung Quốc đang bị đối xử nặng tay. Yếu tố chính trị này cũng hâm nóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Mặt khác, nếu các quốc gia ven biển im lặng đối với những hoạt động của các tàu đánh cá thì có nghĩa họ nhường thẩm quyền và quyền chủ quyền trong EEZ của mình cho Trung Quốc.

China first began using fishing vessels as irregular forces in the 1990s against the islands of Matsu and Jinmen to put pressure on Taiwan during periods of political tension.4 Today China uses these tactics against Japan in the East China Sea and in the South China Sea against the Philippines, Vietnam, and Malaysia. China also has used fishing vessel swarms against Korea in the Yellow Sea. In 2009, when China confronted the USNS Impeccable special mission ship as it conducted military surveys 75 nm from Hainan Island, it used a flotilla composed of a naval intelligence vessel, a fisheries patrol boat, an oceanographic ship and two small cargo ships or fishing trawlers. Some of the vessels appeared to be manned by Chinese Special Forces.5
Trung Quốc bắt đầu sử dụng tàu cá làm lực lượng không chính quy lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 cho hai đảo Mã Tổ [Matsu] và Kim Môn [Jinmen] để tạo sức ép lên Đài Loan trong những lúc có căng thẳng chính trị.[4] Hiện nay Trung Quốc sử dụng chiến thuật này chống Nhật ở Biển Hoa Đông và chống lại Philippines, Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Trung Quốc cũng sử dụng các đoàn tàu cá đối với Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Năm 2009, lúc đối đầu với tàu đặc nhiệm USNS Impeccable khi tàu này tiến hành khảo sát quân sự cách Đảo Hải Nam 75 hải lí, Trung Quốc đã sử dụng một đội tàu gồm một tàu tình báo hải quân, một tàu ngư chính, một tàu hải dương học và hai tàu chở hàng nhỏ hoặc tàu đánh cá. Một số tàu có vẻ được bố trí với người thuộc lực lượng đặc biệt Trung Quốc.[5]

[4] Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.
4 Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.

5 Some of the “fishermen” appear to be entirely unconvincing subsistence fishermen – young, crew cut, athletic, continually at sea in Southeast Asia without tanned skin, and (!) unable to operate fishing equipment. This observation has been made to me by a former 2- star admiral in East Asia and a retired Chief of Navy from one of the states bordering the South China Sea.


[5] Một số “ngư dân” có vẻ không là ngư dân làm ăn chân chính- trẻ, ăn mặc đàng hoàng, thể thao, liên tục trên biển trong khu vực Đông Nam Á mà da không bị rám nắng, và không thể vận hành thiết bị đánh cá (!). Quan sát này đã được một cựu đô đốc 2 sao ở Đông Nam Á và một trưởng Hải quân đã nghỉ hưu của một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông cho tôi biết.

In order to forge stronger unity of effort within the government, Beijing combined five separate agencies into a single Coast Guard in March 2013. The “Five Dragons” were the China Coast Guard of the Public Security Border Troops, the China Maritime Safety Administration of the Ministry of Transport, the China Marine Surveillance Agency of the State Oceanic Administration, the China Fisheries Law Enforcement Command of the Ministry of Agriculture, and the maritime force of the General Administration of Customs.

Để thống nhất các nỗ lực mạnh mẽ hơn trong chính phủ, Bắc Kinh nhập năm cơ quan riêng biệt thành một lực lượng Hải Cảnh duy nhất hồi tháng 3 năm 2013. “Năm con rồng” đó là Tuần duyên Trung Quốc thuộc Công an Biên phòng, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thuộc Bộ Giao thông vận tải, Hải giám Trung Quốc thuộc Cục Quản lí Đại dương Quốc gia, Lực lượng Ngư chính Trung Quốc thuộc Bộ Nông nghiệp và lực lượng thuế trên biển thuộc Tổng cục Hải quan.

Last year, China added oil rigs to its stable of paramilitary maritime forces when the China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) rig HD 981 was positioned near the Paracel Islands in Vietnam’s EEZ. The rig was guarded by a bevy of some 30 Chinese fishing vessels, paramilitary craft, and PLAN warships, until it withdrew months later. The oil rig incident was the lowest point in Sino-Vietnamese relations since 1979. Vietnamese forces were ejected from the Paracels by Chinese marines in a bloody 1974 invasion.

Năm ngoái, Trung Quốc nhét thêm giàn khoan dầu vào rọ các lực lượng bán quân sự trên biển khi giàn khoan HD 981 thuộc Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong EEZ của Việt Nam. Giàn khoan này đã được bảo vệ với một đoàn khoảng 30 tàu đánh cá, tàu bán quân sự, tàu chiến của PLAN cho đến khi rút đi một tháng sau đó. Sự cố giàn khoan dầu đưa quan hệ Trung-Việt xuống điểm thấp nhất tính từ năm 1979. Lực lượng Việt Nam bị thủy quân lục chiến Trung Quốc đẩy khỏi quần đảo Hoàng Sa trong cuộc xâm lược đẫm máu năm 1974.

As the region awaits a ruling on the Philippine’s arbitration challenge to preserve its sovereign rights in its EEZ, China’s maritime misadventures in the region leverage a gaping hole in international humanitarian law created by the some of the world’s top jurists in the 1986 ICJ Case Concerning the Military and Paramilitary Activities in and Against Nicaragua (Nicaragua v. United States of America).

Khi khu vực này đang chờ phán quyết của trọng tài theo đơn kiện của Philippines để bảo tồn quyền chủ quyền trong EEZ của mình, việc Trung Quốc phiêu lưu trên biển trong khu vực xeo một lỗ hổng trong luật nhân đạo quốc tế do một số luật gia hàng đầu thế giới soạn thảo trong vụ kiện trước ICJ 1986 về các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua kiện Hoa Kì).

China “Minds the Gap” in International Law
In order for China’s strategy to work, it has to slowly coerce its neighbors into accepting Beijing’s hegemony, but avoid a military confrontation. China uses force through its coast guard, fishing vessels, and now oil rigs, to change the political and legal seascape in East Asia, but it studiously keeps PLAN ships over the horizon to sidestep the chance of war.

Trung Quốc “lưu tâm đến kẽ hở” trong Luật quốc tế
Để cho chiến lược của mình có tác động, Trung Quốc phải ép buộc dần các nước láng giềng chấp nhận bá quyền của Bắc Kinh, nhưng tránh đối đầu quân sự. Trung Quốc sử dụng vũ lực thông qua các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, và bây giờ cả giàn khoan để thay đổi cảnh quan chính trị và pháp lí trên biển ở Đông Á, nhưng họ vẫn có ý giữ tàu hải quân xa ngoài chân trời để tránh nguy cơ kích động chiến tranh.

The Charter of the United Nations governs the law on the use of force in international affairs. The goal of the United Nations is to suppress “acts of aggression and other breaches of the peace.”6 While the 1928 Kellogg-Briand Pact famously outlawed the conduct of “war,” and the agreement is now regarded as the height of interwar naiveté, the proscription in the U.N. Charter is even broader. Under article 2(4) of the Charter, “armed attack” (or more accurately, armed aggression or aggression armee in the equally authentic French translation) is unlawful. Article 2(4) also states that the threat of the use of force is as much a violation as the use of force itself.

Hiến chương của Liên Hiệp Quốc điều chỉnh luật về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là nhằm ngăn chặn “các hành vi xâm lược và vi phạm hoà bình khác.”[6] Trong khi Hiệp ước Kellogg-Briand 1928 nổi tiếng đặt ngoài vòng pháp luật các hành vi “chiến tranh”, và thỏa thuận này bây giờ được coi là đỉnh cao của sự ngây thơ giữa hai cuộc chiến, việc ngăn cấm vũ lực trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc thậm chí còn rộng hơn. Theo Điều 2 (4) của Hiến chương, “tấn công vũ trang” (hay chính xác hơn, xâm lược vũ trang hoặc aggression armée trong bản dịch tiếng Pháp chính thức) là trái pháp luật. Điều 2 (4) cũng nói rằng đe dọa sử dụng vũ lực cũng là vi phạm như chính việc sử dụng vũ lực.

6 Article 1(1), Charter of the United Nations.

[6] Điều 1(1), Hiến chương LHQ.

What may states do if they suffer armed attack or armed aggression? Article 51 of the Charter recognizes the inherent right of individual and collective self-defense of all states to respond to an attack. So far so good – any illegal use of force qualifies as an armed attack, and an armed attack triggers the right of self-defense of the injured state, right? Wrong, at least according to the International Court of Justice. The decision in the 1985 ICJ Nicaragua Case opened a “gap” between an armed attack by one state and the right of self-defense by the victim state.

Các quốc gia có thể làm gì nếu họ bị tấn công vũ trang hoặc xâm lược vũ trang? Điều 51 của Điều lệ công nhận quyền tự thân về tự vệ cá nhân và tập thể của tất cả các nước để đối phó với một cuộc tấn công. Cho đến nay điều này vẫn ổn – bất kì việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp nào đều được coi là tấn công vũ trang, và tấn công vũ trang kích hoạt quyền tự vệ của nước nạn nhân, đúng thế không? Sai, ít nhất là theo Tòa án Công lí Quốc tế. Phán quyết trong vụ Nicaragua kiện ở toà ICJ năm 1985 mở ra một “kẽ hở” giữa việc tấn công vũ trang của một nước và quyền tự vệ của nước nạn nhân.

The case arose from the wars in Central America in the 1980s. The Sandinista regime seized power in Nicaragua in 1979, and embarked on a Marxist campaign to “liberate” Honduras, El Salvador and Costa Rica. Nicaragua supported a splinter resistance movement in El Salvador with weapons, ammunition, money, training, intelligence, command and control, and provision of border sanctuaries. With this aid, guerrilla forces wrecked El Salvador’s economy and turned minority disaffection into a full-blown insurgency. The civilian population in the region suffered, and atrocities were committed on both sides.

Vụ kiện phát sinh từ các cuộc chiến tranh ở Trung Mĩ trong thập niên 1980. Chế độ Sandinista ở Nicaragua nắm quyền vào năm 1979, và bắt tay vào một chiến dịch Marxist “giải phóng” Honduras, El Salvador và Costa Rica. Nicaragua yểm trợ phong trào kháng chiến manh mún ở El Salvador với vũ khí, đạn dược, tiền bạc, đào tạo, tình báo, chỉ huy và kiểm soát, cũng như cung cấp nơi trú ẩn ngoài biên giới. Với sự trợ giúp này, lực lượng du kích làm tê liệt nền kinh tế El Salvador và biến bất mãn của thiểu số thành một cuộc nổi dậy toàn diện. Dân chúng trong vùng gánh chịu đau khổ, và cả hai bên đều phạm các hành vi tàn bạo.

To stabilize El Salvador, President Ronald Reagan signed National Security Decision Directive 17 on November 23, 1981. NSSD 17 authorized the CIA to build a force of Contra rebels to conduct covert action to overthrow the Sandinista regime in Nicaragua. Military assistance flowed to Honduras and El Salvador to help inoculate them against communist insurgents. The decision reflected one of the earliest programs of the Reagan Doctrine to oppose the spread of Soviet influence.

Để ổn định El Salvador, Tổng thống Ronald Reagan đã kí Chỉ thị Quyết nghị an ninh quốc gia 17 (NSSD 17) vào ngày 23 tháng 11, 1981. NSSD 17 cho phép CIA xây dựng lực lượng phiến quân Contra tiến hành hành động bí mật để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua. Viện trợ quân sự đổ vào Honduras và El Salvador để giúp họ chống lại phiến quân cộng sản. Quyết định này phản ánh một trong những chương trình đầu tiên của chủ thuyết Reagan đối lại việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô.

In 1984 the Government of Nicaragua brought suit against the United States before the ICJ, arguing that U.S. clandestine activities against it, including arming the Contra rebels and mining the ports of Nicaragua, were a violation of Nicaragua’s sovereignty. The United States countered that U.S. operations were a lawful exercise of the inherent right of individual and collective self-defense under article 51 of the U.N. Charter. President Duarte of El Salvador said to the media on July 27, 1984:

Năm 1984, Chính phủ Nicaragua đã khởi kiện Hoa Kì trước ICJ, lập luận rằng các hoạt động bí mật của Mĩ chống Nicaragua, bao gồm việc trang bị vũ khí cho phiến quân Contra và thả mìn các cảng của Nicaragua, là vi phạm chủ quyền của Nicaragua. Hoa Kì phản biện rằng các hoạt động của Mĩ là thực hành quyền tự vệ cố hữu của cá nhân và tập thể theo theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Duarte của El Salvador nói với giới truyền thông vào ngày 27 tháng 7 năm 1984:

What I have said, from the Salvadoran standpoint, is that we have a problem of aggression by a nation called Nicaragua inside El Salvador, that these gentlemen are sending in weapons, training, people, transporting bullets and what not, and bringing all of that to El Salvador. I said that at this very minute they are using fishing boats as a disguise and are introducing weapons into El Salvador in boats at night.

“Như tôi đã tuyên bố, theo quan điểm của Salvador, là chúng tôi đứng trước vấn đề bị xâm lược bởi một nước tên là Nicaragua bên trong El Salvador, rằng bọn họ đang đưa vũ khí, huấn luyện, con người, đạn dược và và bao nhiêu thứ nữa vào El Salvador. Xin khẳng định, ngay vào giờ phút này họ đang sử dụng tàu đánh cá ngụy trang, đưa vũ khí vào El Salvador vào ban đêm.

In view of this situation, El Salvador must stop this somehow. The contras … are creating a sort of barrier that prevents the Nicaraguans from continuing to send them to El Salvador by land. What they have done instead is to send them by sea, and they are not getting them in through Monte Cristo, El Coco, and El Bepino.7

Trước tình hình này, El Salvador phải tìm cách ngăn chặn. Phe Contra ... đang tạo ra một loại rào cản ngăn chặn không để Nicaragua tiếp tục đưa những thứ đó vào El Salvador qua đường bộ Họ thay thế bằng cách chuyển hàng vào bằng đường biển, và thâm nhập được qua ngã Monte Cristo, El Coco, và El Bepino.”[7]

7 Press Conference of President Duarte, Sam Salvador Radio Cadena YSKL (in Spanish) 1735 GMT 27 July 1984 in San Salvador (July 27, 1984) reprinted in FBIS Daily Reports Latin America, 1, 4 (July 30, 1984).

[7] Họp báo của Tổng thống Duarte, Sam Salvador Radio Cadena YSKL (tiếng Tây Ban Nha) 1735 GMT 27 July 1984 in San Salvador (July 27, 1984) reprinted in FBIS Daily Reports Latin America, 1, 4 (July 30, 1984). 8 See, e.g. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987).

The Court rejected the U.S. and El Salvadoran claims of self-defense against an armed attack by Nicaragua. In an interim decision on the Case, the ICJ ruled by a vote of 15 to 0 that the United States should “immediately cease and refrain from any action restricting, blockading, or endangering access to Nicaraguan ports….” In its final ruling on the Merits, the ICJ held by a vote of 14 to 1 that Nicaragua’s right to sovereignty may not be jeopardized by U.S. paramilitary activities. Training, arming, equipping, and supplying the Contras was a violation of international law, and not a lawful measure of collective self-defense taken by the United States and its regional allies in response to Nicaraguan aggression.

Tòa đã bác bỏ lập luận của Mĩ và El Salvador về tự vệ chống lại tấn công vũ trang của Nicaragua. Trong một quyết định tạm thời về vụ kiện này, ICJ phán quyết với số phiếu 15-0 rằng Hoa Kì phải “ngay lập tức ngừng và từ bỏ mọi hành động hạn chế, phong tỏa, hoặc gây nguy hiểm cho việc ra vào các cảng của Nicaragua ....”. Trong phán quyết cuối cùng dựa trên chứng lí [ruling on Merits], qua một cuộc bỏ phiếu 14-1 ICJ khẳng định rằng quyền chủ quyền của Nicaragua không bị các hoạt động bán quân sự của Mĩ hủy hoại. Huấn luyện, cung cấp vũ khí, trang thiết bị, và tiếp tế cho lực lượng Contra là vi phạm luật pháp quốc tế, và không phải là một biện pháp tự vệ tập thể hợp pháp mà Hoa Kì và các đồng minh thực hiện trong khu vực của mình để đối phó với sự xâm lăng của Nicaragua.

The ICJ ruled lower-level coercion or intervention, such as “the sending by or on behalf of a state of armed bands, groups, irregulars, or mercenaries” into another country constitutes an “armed attack,” but the right of self-defense is triggered only if such intervention reaches the “scale and effects” or is of sufficient “gravity” tantamount to a regular invasion. There was no right to use self-defense against coercion or lower-level armed attack by irregulars or insurgents that does not rise to the threshold of gravity or scale and effects.

ICJ phán rằng cưỡng ép mức thấp hoặc can thiệp, như “việc đưa các nhóm/toán vũ trang, không chính quy, hoặc lính đánh thuê thay mặt cho hoặc từ một nước” vào một nước khác cấu thành một “cuộc tấn công vũ trang”, nhưng quyền tự vệ chỉ được kích hoạt khi sự can thiệp như thế đạt tới “quy mô và hậu quả” hay có “trọng lựợng” tới mức như một cuộc xâm lược. Không thể dùng quyền tự vệ chống lại xâm hại hoặc tấn công vũ trang mức thấp bằng quân chính quy hay quân nổi dậy khi mức xâm hại chưa tăng đến mức quan trọng hoặc ở quy mô và hậu quả nào đó.

While both Nicaragua and the United States had funded guerrillas and engaged in acts that destabilized the region, the ICJ distinction turned on the concept of “effective control.” Nicaragua was found not to have “effective control” over the insurgents trying to overthrow governments in El Salvador and Honduras, whereas the United States was deemed to exercise “effective control” over the mining of Nicaraguan harbors and the Contras.

Trong khi cả Nicaragua lẫn Hoa Kì đều đã tài trợ cho quân du kích và tham gia vào các hành vi làm mất ổn định khu vực, sự phân biệt của ICJ mở ra khái niệm “kiểm soát hiệu quả”. Nicaragua được Toà xác định là chưa có “kiểm soát hiệu quả” đối với những người nổi dậy lật đổ chính phủ ở El Salvador và Honduras, trong khi Hoa Kì được coi là thực hiện “kiểm soát hiệu quả” đối với việc thả mìn các cảng Nicaragua và quân Contra.

The Court denied El Salvador the opportunity to intervene in the Case, assuring a David vs. Goliath narrative. The ICJ also accepted the Sandinista’s version of the facts and ignored the armed aggression committed by Nicaragua against its neighbors.8 udge Schwebel, an American on the Court, issued the only dissent: “In short the Court appears to offer – quite gratuitously – a prescription for overthrow of weaker governments by predatory governments while denying potential victims … their only hope for survival.” The Case represents one of the greatest pieces of international judicial malpractice in history and it should not be surprising that the decision now supports Chinese maritime encroachment (as well as Russian shenanigans in its
neighbors from Georgia to Ukraine to the Baltics – but that is a story for another day).

Tòa án không cho El Salvador cơ hội can thiệp vào vụ kiện, đảm bảo chuyện ông Thiện đối đầu với ông Ác [nguyên văn: David chống Goliath]. ICJ cũng chấp nhận phiên bản của Sandinista về các sự kiện và bỏ qua việc Nicaragua xâm lược vũ trang chống các nước láng giềng.[8] Thẩm phán Schwebel, một người Mĩ trong Tòa án, đưa ra phát biểu bất đồng duy nhất: “Nói vắn tắt Tòa có vẻ cung cấp – gần như cho không – một đơn thuốc để các chính phủ hung bạo lật đổ các chính phủ yếu trong khi từ chối không cho các nạn nhân tiềm năng... một hi vọng duy nhất để tồn tại.” Vụ kiện tiêu biểu cho một trong những mảng sơ suất lớn nhất của luật pháp quốc tế trong lịch sử và không đáng ngạc nhiên rằng phán quyết này bây giờ hậu thuẫn việc xâm lấn trên biển của Trung Quốc (cũng như các hành vi tai quái của Nga tại các nước láng giềng từ Georgia đến Ukraine đến vùng Baltic – nhưng đó là một câu chuyện khác).

8 See, e.g. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987). John Norton Moore served as a Deputy Agent of the United States at the jurisdictional phase of the case. The United States did not participate in the Merits phase of the case. Full disclosure: I earned my research doctorate under John Norton Moore at University of Virginia School of Law, where I also serve as Senior Fellow. Professor Moore has written more extensively about the legal shortcomings in the case in John Norton Moore, Jus ad Bellum before the International Court of Justice, 52 Virginia Journal of International Law 903, 919-935

[8] Xem, chẳng hạn. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987). John Norton Moore từng là Phó Đại diện của Hoa Kì vào giai đoạn pháp lí của vụ án. Hoa Kì đã không tham gia trong giai đoạn đối chứng (Merits phase) của vụ kiện. Toàn văn tiết lộ: Tôi thực hiện nghiên cứu tiến sĩ dưới hướng dẫn của John Norton Moore tại School of Law Đại học Virginia, ở đó tôi cũng làm việc với tư cách Nghiên cứu viên cao cấp. Giáo sư Moore đã viết rất nhiều về những thiếu sót của pháp luật trong vụ này trong John Norton Moore, Jus Ad Bellum before the International Court of Justice, 52 Virginia Tạp chí Luật quốc tế 903, 919-935 (Hè 2012).
Whether the Nicaragua Case was driven by outcome-based decision making that required a U.S. loss, or a high-minded, but misguided effort at international social justice (as I have suggested here), the result is that a gap opened between armed
aggression and the right of self-defense. By using lower-levels of coercion spread over numerous small acts, none of which are sufficient to trigger the right of self-defense, aggressors are rewarded. Being politically and legally cognizant of the Nicaragua Case, China is making strategic maritime gains at the expense of its neighbors without the risk of starting a war.

Dù vụ kiện của Nicaragua có là nỗ lực nhằm đánh bại Mỹ về tố tụng, hoặc một nỗ lực trí tuệ cao nhưng định hướng yếu về mặt công bằng trong cộng đồng quốc tế (như tôi đã gợi ra ở đây) hay không, kết quả là một lỗ hổng mở ra giữa xâm lược vũ trang và quyền tự vệ. Bằng cách sử dụng sự xâm phạm ở mức thấp thông qua nhiều hành vi nhỏ nhưng không có hành vi nào trong đó đủ để kích hoạt quyền tự vệ, những kẻ xâm lược chơi trên cơ. Nhận thức rõ về mặt pháp lí và mặt chính trị vụ Nicaragua, Trung Quốc đang kiếm được nhiều điều lợi chiến lược trên biển với cái giá các nước láng giềng phải trả mà không tạo nguy cơ làm nổ ra chiến tranh.

Furthermore, China’s strategic use of its fishing fleet as a component of “legal warfare” goes beyond exploiting the gap between the use of force and self-defense in jus ad bellum; it affects jus in bello as well. Fishing vessels likely would be used as belligerent platforms during any regional war. Some suspect China is outfitting thousands of its fishing vessels with sonar in order to integrate them into the PLAN’s anti-submarine warfare operations that would have to find and sink U.S. and allied submarines.

Hơn nữa, việc Trung Quốc sử dụng có tính chiến lược đội tàu đánh cá như là một thành phần của “chiến tranh pháp lí” vượt khỏi việc khai thác lỗ hổng giữa sử dụng vũ lực và tự vệ trong luật về sử dụng vũ lực (jus ad bellum); điều đó cũng ảnh hưởng đến luật trong chiến tranh (jus in bello). Tàu cá có khả năng sẽ được sử dụng làm các tàu chiến trong bất kì cuộc chiến tranh khu vực nào. Một số người nghi ngờ Trung Quốc đang trang bị máy dò sonar cho hàng ngàn tàu đánh cá để tích hợp chúng vào các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm của hải quân vốn có nhiệm vụ tìm và đánh chìm tàu ngầm của Mĩ và đồng minh.

Ever since the landmark 1900 case Paquette Habana, which arose from U.S. seizure of Cuban fishing boats in the SpanishAmerican war, coastal fishing vessels and fishermen are exempt from target or capture during armed conflict. By placing sonar on its fishing vessels as a force multiplier for anti-submarine operations, Beijing instantly risks these ships being regarded as lawful targets in the event of conflict. But the optics of the U.S. Navy sinking Chinese fishing vessels is made-to-order propaganda. In any event, Sam Tangredi, a prominent defense strategist wonders how many of the limited number of torpedoes is the U.S. Navy willing to expend, given the enormous number of fishing vessels.

Kể từ vụ kiện cột mốc Paquette Habana 1990, phát sinh từ việc Hoa Kì bắt giữ tàu đánh cá Cuba trong cuộc chiến Mĩ-Tây Ban Nha, tàu đánh cá ven biển và ngư dân được loại ra khỏi mục tiêu tấn công hoặc miễn bị bắt giữ trong xung đột vũ trang. Với việc đặt máy dò sonar trên tàu đánh cá như một phép nhân tăng lực lượng cho các hoạt động chống tàu ngầm, Bắc Kinh ngay lập tức có nguy cơ làm các tàu này bị coi là mục tiêu hợp pháp trong các sự cố xung đột. Nhưng cáp quang của Hải quân Mĩ làm chìm tàu đánh cá Trung Quốc là tuyên truyền thực hiện theo đơn đặt hàng. Trong mọi sự cố, Sam Tangredi, một chiến lược gia có tiếng, tự nhủ Hải quân Mĩ sẽ dám xài bao nhiêu ngư lôi trong số có hạn khi mà số lượng tàu đánh cá là vô thiên lủng.

The reaction to all this might be – so what? Countries have long used asymmetric attacks that fly under the radar. What is different now is that irregular warfare is being used as a tool of the strong to change the regional security system, rather than the weak. Furthermore, the international legal aspects of the present situation inures to China’s advantage. Consequently, the systemic risks are that much greater and can only be compared with the campaign by the USSR to destabilize countries during the Cold War. Who says international law doesn’t matter?

Vậy phản ứng đối với tất cả điều này có thể là gì? Nhiều nước từ lâu đã sử dụng các cuộc tấn công không đối xứng như cách không lực bay dưới tầm radar. Cái khác biệt hiện nay là chiến tranh không chính quy được dùng như một công cụ của kẻ mạnh chứ không phải kẻ yếu để thay đổi hệ thống an ninh khu vực. Hơn nữa, các khía cạnh pháp lí quốc tế của tình thế hiện tại phải quen với lợi thế của Trung Quốc. Do đó, rủi ro hệ thống là lớn tới mức đó và chỉ có thể so sánh với chiến dịch Liên Xô gây bất ổn định các nước thời Chiến tranh Lạnh. Ai nói luật pháp quốc tế là chẳng có gì quan trọng?

FPRI, 1528 Walnut Street, Suite 610, Philadelphia, PA 19102-3684
For more information, contact Eli Gilman at 215-732-3774, ext. 103, email fpri@fpri.org, or visit us at www.fpri.org

FPRI, 1528 Walnut Street, Suite 610, Philadelphia, PA 19102-3684 Để biết thêm thông tin, liên hệ với Eli Gilman tại 215-732-3774, ext. 103, email fpri@fpri.org, hoặc ghé thăm chúng tôi tại www.fpri.org


Phan Văn Song dịch
Lê Vĩnh Trương hiệu đính

http://www.fpri.org/docs/alt/kraska_on_china.pdf


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn